Nhiều người nghĩ kem chống nắng vật lý tốt hơn hoá học, nó an toàn hơn, chống nắng tốt hơn. Trong khi, một số cho rằng kem hoá học lại dễ bôi và không làm nặng mặt như kem vật lý. Vậy cụ thể như thế nào, giữa kem chống nắng vật lý và hoá học loại nào tốt hơn? Hãy cùng banggia24h so sánh 2 loại kem chống nắng này trong bài viết dưới đây.

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hoá học
Trước tiên, để so sánh kem chống nắng vật lý và hoá học bạn phải phân biệt được chúng. Các bạn cần nắm được: khái niệm, thành phần, nguyên lý bảo vệ da, cùng đặc tính của từng loại kem chống nắng, cụ thể:
Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý (tiếng Anh: Physical Sunscreen) là loại kem chống nắng có thành phần khoáng chất vô cơ như oxit kẽm hoặc titanium dioxide. Khi bôi sẽ tạo một lớp màng mỏng trên da, lớp màng này hoạt động như tấm áo, ngăn tia UVA và UVB xâm nhập vào trong da.
Các chuyên gia da liễu thường khuyên bạn sử dụng kem chống nắng khoáng thay vì kem hoá học nếu có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị mụn.
Viện da liễu Hoa Kỳ

Thành phần của kem vật lý là khoáng chất, bao gồm: Oxit kẽm (Zinc Oxide – Zno), Titanium Dioxite (TiO2). Đây là thành phần vô cơ thân thiện với da, không gây kích ứng, đặc biệt thích hợp cho làn da nhạy cảm.
Loại da thích hợp dùng kem chống nắng vật lý: da nhạy cảm, da khô, da hỗn hợp thiên khô.
Độ hiệu quả: | Ngăn 95% tia UV | Cách hoạt động: | Tạo lớp màng mỏng, bảo vệ da không do tia UV xâm nhập. |
Thời gian: | Sử dụng luôn sau khi bôi | Phân biệt | – Nhìn vào bảng thành phần – Khi bôi để lại vệt trắng trên da – Thành phần kem đặc quánh, có dạng mờ đục, khó thoa lên da |
Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hoá học (tiếng Anh: Chemical Sunscreen) là loại kem chống nắng có thành phần là hợp chất hoá học. Loại kem này khi bôi sẽ ngấm vào bên trong da, nó sẽ hấp thụ các tia UV đi vào da và chuyển chúng thành nhiệt.

Thành phần kem hóa học thường là: oxybenzone, octinoxate và avobenzone. Kem hóa học KHÔNG CHỨA zinc oxide và titanium dioxide.
Độ hiệu quả: | Ngăn 93 – 98% tia UV Tuỳ thuộc vào chỉ số SPF PA từng loại | Cách hoạt động: | Kem hoá học hấp thụ các tia UV đi vào da sau đó chuyển chúng thành nhiệt |
Thời gian: | Bảo vệ da dưới nắng 2 – 3 tiếng Thời gian chờ 20 – 30 phút để kem ngấm vào da | Nhận dạng: | – Thành phần kem hoá học thường không có Zinc Oxide, Titanium Dioxide. – Ngoài ra, không thể phân biệt kem hoá học bằng mắt thường |
Bạn chỉ có thể nhận dạng kem hóa học khi xem thành phần. Loại kèm này Không chứa Zinc Oxide (ZnO) và Titanium Dioxide (TiO2).
So sánh kem chống nắng vật lý và hoá học
Sự khác biệt chính giữa kem chống nắng vật lý và hoá học là kem chống nắng vật lý nằm trên da ngăn chặn các tia UV ở bề mặt bằng các thành phần như kẽm oxit, titanium dioxide, trong khi kem chống nắng hoá học hấp thụ các tia UV bằng các sử dụng thành phần như oxybenzone, avobenzone, octisalate, octorylene, homosalate.
Kem chống nắng vật lý có xu hướng phù hợp với những người có làn da nhạy cảm dễ bị mụn trứng cá, nhưng công thức kem khá đặc có xu hướng làm nặng mặt và có thể để lại vệt trắng trên da. Kem chống nắng hoá học lại nhẹ hơn, không tạo vệt mờ và dễ sử dụng hơn. Nhưng thành phần hoạt tính trong kem chống nắng hoá học có thể làm hại cho môi trường. Kem chống nắng hoá học cũng có thể gây kích ứng đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc bị mụn.
Dưới đây và bảng so sánh kem chống nắng vật lý và hóa học. Bạn cứ tùy vào mục đích sử dụng, loại da để lựa chọn.

(Physical Sunscreen)
An toàn với trẻ và phụ nữ mang thai
Dùng cho người nám da, da nhạy cảm;
Hiệu quả luôn sau khi bôi không phải chờ đợi.
Ít khả năng dây kích ứng cho da nhạy cảm và an toàn cho người dễ bị dị ứng nhiệt như bệnh trứng cá đỏ
Thời gian sử dụng lâu
Khó sử dụng, bị bền rít, khó thoa đều lên da
Có thể để lại vệt trắng hoặc phấn da, đặc biệt với làn da sẫm màu, hoặc khi chụp ảnh.
Gây nặng mặt

(Chemical Sunscreen)
Không để lại lớp màng trắng trên da.
Bảo vệ da khỏi tia UV tốt hơn
Chống nước và mồ hôi tốt
Không dùng được trên da nám, nhạy cảm
Có thể làm tắc lỗ chân lông và nổi mụn
Kem chống nắng vật lý và hóa học loại nào tốt hơn?
Khả năng chống nắng của kem vật lý và hoá học đều tốt như nhau, miễn là nó có khả năng bảo vệ phổ rộng. Vậy kem chống nắng vật lý có tốt hơn hoá học. Cái này sẽ phụ thuộc vào loại da, màu da và nhu cầu sử dụng của các bạn.
Nếu có làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn thì nên dùng kem chống nắng vật lý hơn là kem chống nắng hoá hoặc, ngoài ra nên chọn loại có nhãn “Oil Free” hoặc “Non-Comdogenic”.
Khả năng chống nắng của kem vật lý và hoá học là tương đương nhau. Các bạn nên dùng kem dùng kem chống nắng vật lý vì độ an toàn nó cao hơn, thích hợp dùng cho người có da nhạy cảm, nám da hoặc dị ứng. Trường hợp da sẫm màu thì nên tìm tới kem hóa học. Tuy nhiên phải xem kỹ bạn có bị dị ứng với thành phần nào của sản phẩm hay không.
Khi nào nên dùng kem chống nắng vật lý, khi nào dùng kem chống nắng hóa học
1. Kem chống nắng vật lý tốt cho: da nhạy cảm, da mụn, da nám, da dễ bị đỏ rát khi gặp nắng
Kem vật lý chống nắng bằng cách tạo một lớp màng bảo vệ bên ngoài. Lớp này giúp ngăn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, không sinh nhiệt, bảo vệ da nám tốt hơn.
2. Nên dùng kem chống nắng hóa học nếu có trang điểm (make -up)
Điểm mạnh của kem chống nắng hóa học là không để lại dấu vết sau khi thoa. Chính vì thế, đây là lựa chọn bảo vệ da tuyệt vời cho những bạn trang điểm.
Bạn có thể bỏ một lọ kem CN hóa học vào balo của mình mỗi khi đi du lịch, chụp hình ngoại cảnh.
Nó giúp bạn có những bức ảnh tự nhiên, bảo vệ da khỏi nắng, mà không ảnh hưởng tới lớp trang điểm.
3. Có thể dùng kem chống nắng vật lý và hoá học khi bơi
Bạn có thể dùng được cả kem vật ly và hoa học khi bơi. Miễn là kem chống nắng có tác dụng chống nước.
Các kem chống nắng chống nước sẽ thường được dán mác “Water Resistant” hoặc “Waterproof”. Nó giúp bảo vệ da bạn khỏi ánh nắng trong 1 giờ.
Như vậy, cả kem chống nắng vật lý và hoá học đều có hiệu quả chống nắng như nhau. Tuy nhiên, thành phần kem vật lý lành tính hơn kem hoá học nên được đánh giá cao hơn, phù hợp cho người có làn da nhạy cảm. Đổi lại, kem chống nắng hoá học lại dễ sử dụng hơn, có thể dùng cùng với lớp lót trang điểm, cũng không tạo ra vệt trắng trên mặt, sử dụng trên da sẫm màu rất tốt.
PHYSICAL VS. CHEMICAL SUNSCREENS | tác giả: MADISON MCGUIRE | https://sites.utexas.edu/think-twice/2019/05/31/physical-vs-chemical-sunscreens/ Truy cập lần cuối 25/2/2022
Sunscreen vs. Sunblock: Which One Should I Use? | Tác giả : Scott Frothingham | https://www.healthline.com/health/sunscreen-vs-sunblock Truy cập lần cuối 25/2/2022